Yeltsin củng cố quyền lực Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993

Hậu quả tức thời

Trong những tuần sau sự kiện đánh chiếm Nhà Trắng, Yeltsin đã ban hành một loạt nghị định tổng thống với ý định củng cố quyền lực. Ngày 5 tháng 10 Yeltsin cấm các đảng chính trị cánh tả và quốc gia và những tờ báo đã ủng hộ nghị viện. Trong một bài phát biểu trước quốc dân ngày 6 tháng 10, Yeltsin cũng gọi những hội đồng vùng từng phản đối ông, chiếm số đông, giải tán. Valery Zorkin, chủ tịch Toà án Hiến pháp, bị buộc phải từ chức. Chủ tịch Các Liên đoàn Thương mại Độc lập Liên bang cũng bị sa thải, và tổng thống nắm cơ hội để tước bỏ một số chức năng hành chính của các liên đoàn tước bỏ các mối quan hệ công việc trực tiếp của chúng với các thành viên ở mọi cấp. Chương trình TV phản đối Yeltsin 600 Seconds của Alexander Nevzorov bị chấm dứt.

Yeltsin ra nghị định, ngày 12 tháng 10, rằng cả hai viện của quốc hội sẽ được bầu vào tháng 12. Ngày 15 tháng 10, ông ra lệnh rằng một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào tháng 12 về một hiến pháp mới. Ngày 15 tháng 10 Rutskoy và Khasbulatov bị buộc tội "tổ chức nổi loạn quy mô lớn" và bị bỏ tù. Sau này họ được thả vào năm 1994 khi quyền lực của Yeltsin đã được củng cố tuyệt đối.

"Nước Nga cần trật tự," Yeltsin đã nói với người dân Nga trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tháng 11 khi giới thiệu bản thảo hiến pháp mới của ông, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12. Luật căn bản mới sẽ tập trung quyền lực vào tay tổng thống. Cơ quan lập pháp lưỡng viện, chỉ có nhiệm kỳ hai năm, và bị giới hạn trong các lĩnh vực chủ yếu. Tổng thống có thể lựa chọn thủ tướng thậm chí khi nghị viện phản đối và có thể chỉ định giới lãnh đạo quân sự mà không cần sự thông qua của nghị viện. Ông sẽ lãnh đạo và chỉ định các thành viên của một hội đồng an ninh mới, đầy quyền lực. Nếu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ được thông qua, tổng tống có quyền hoãn việc thi hành nó trong ba tháng và có thể giải tán nghị viện nếu nghị viện tiếp tục bỏ phiếu cho việc này. Tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ một dự luật nào đã được thông qua với một đa số đơn giản ở hạ viện, sau đó cần có hai phần ba số phiếu để điều luật này được thông qua. Tổng thống không thể bị buộc tội vi phạm hiến pháp. Ngân hàng trung ương sẽ trở thành độc lập, nhưng tổng thống cần có sự thông qua của Duma Quốc gia để chỉ định thống đốc ngân hàng, thống đốc sau đó sẽ độc lập với nghị viện. Ở thời điểm đó, hầu hết các nhà quan sát chính trị coi bản thảo hiến pháp là được soạn thảo ra do và vì Yeltsin và có lẽ cũng không tồn tại lâu hơn ông.

Sự chấm dứt của giai đoạn hiến pháp đầu tiên

Ngày 12 tháng 12, Yeltsin tìm cách đưa ra hiến pháp mới của mình, tạo lập một chế độ tổng thống mạnh và trao cho ông những quyền lực tuyệt đối bằng việc ra các nghị định. (Về các chi tiết của hiến pháp được thông qua năm 1993 xem Cơ cấu hiến pháp và chính phủ Nga.)

Tuy nhiên, nghị viện được bầu lên trong cùng ngày hôm đó (với số cử tri tham gia khoảng 53%) đã đưa ra một sự khiển trách choáng váng với chương trình kinh tế tự do của ông. Các ứng cử viên bị gắn với các chính sách kinh tế của Yeltsin đã bị chôn vùi với rất nhiều phiếu phản đối, thành phần nghị viện được phân chia giữa những người Cộng sản (chủ yếu có sự ủng hộ của các công nhân, những viên chức đã bị thôi việc, một số nhà chuyên môn và những người hưu trí) và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (có sự ủng hộ từ các thành phần bất thuộc các tầng lớp trung lưu thấp). Đáng ngạc nhiên, nhóm có sự trỗi dậy mạnh nhất là Đảng Dân chủ Tự do dân tộc cực đoan dưới sự lãnh đạo của Vladimir Zhirinovsky. Họ giành 23% phiếu trong khi Đảng 'Sự lựa chọn của nước Nga' do Gaidar lãnh đạo chỉ giành được 15.5% và Đảng Cộng sản Liên bang Nga, 12.4%. Lãnh đạo LDPR, Vladimir Zhirinovsky, đã khiến nhiều nhà quan sát nước ngoài lo ngại về những tuyên bố theo kiểu phát xít mới và sô vanh của ông.

Tuy thế, cuộc trưng cầu dân ý đã đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn hiến pháp được xác định bởi bản hiến pháp được Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga thông qua năm 1978, đã được sửa đổi nhiều lần khi Nga còn là một phần của Liên bang Xô viết dưới thời lãnh đạo của Mikhail Gorbachev. (Để biết thêm chi tiết về việc dân chủ hoá ở Liên Xô cũ, xem Lịch sử Liên bang Xô viết (1985-1991).) Dù Nga sẽ xuất hiện như một chế độ song song tổng thống-nghị viện trên lý thuyết, quyền lực sẽ nằm trong tay tổng thống. Nước Nga khi ấy có một thủ tướng lãnh đạo một nội các và chịu trách nhiệm hành chính, nhưng hệ thống là một ví dụ của hệ thống tổng thống với vỏ bọc là một hệ thống tổng thống-thủ tướng, chứ không phải một mô hình bán tổng thống hiến pháp thực sự. (Ví dụ, Thủ tướng, được tổng thống tự do chỉ định và bãi miễn.)

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993 http://books.google.com/books?id=1YEBhxioiRYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=2k9iI91GVt4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=aCNQ4oWKAPsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=oanB4q0o2vsC&pg=P... http://www.nytimes.com/2008/10/12/weekinreview/12b... http://media.washingtonpost.com/wp-srv/inatl/longt... http://www.youtube.com/watch?v=MnQISbfZPZM&feature... http://www.rusnet.nl/encyclo/g/grachev.shtml http://www.heritage.org/Research/RussiaandEurasia/... http://www.imf.org/external/np/vc/2002/082602.htm